Tiếng ViệtTiếng Việt
FAQ
MON - FRI : 09:00 AM-18:00 PM

Push notification

Tháng tư 12, 2022

Push notification

Push notification là tin nhắn được gửi bởi một app (giống như tin nhắn văn bản) xuất hiện trên mobile của người dùng.

Push notification là gì?

Push notification thường xuất hiện dưới dạng toàn màn hình hoặc dưới dạng top/bottom banner, giống như tin nhắn SMS, tùy thuộc vào các chức năng và mục tiêu thông báo.

Không giống như SMS – được sử dụng như một phương tiện giao tiếp trò chuyện – push notification là một hình thức tự động hóa marketing (marketing automation) nhằm cung cấp thông tin quan trọng theo một cách thức khác và mang tính cá nhân liên quan đến ứng dụng.

Điểm mạnh nhất của push notification đó là có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và ở bất kỳ đâu, so với tin nhắn trong ứng dụng (in-app message) chỉ có thể nhận được nếu người dùng tích cực sử dụng app.

Một số thông tin mà push notification có thể cung cấp bao gồm:

  • Tin tức mới nhất
  • Yêu cầu kết bạn đang chờ xử lý
  • Cập nhật tính năng app
  • Cập nhật trạng thái về đơn đặt hàng hoặc hoạt động trong ứng dụng khác

Chính vì bản chất cá nhân của thông báo và thực tế là những thông báo này được gửi đến người dùng app hiện tại, push notification thường được kết hợp với các chiến dịch remarketing hoặc re-engagement.

Vì sao push notification lại quan trọng?

Trong bối cảnh mobile hiện nay, nơi hàng triệu app đang cạnh tranh trong các cửa hàng ứng dụng và kỳ vọng của người dùng ngày càng tăng, tỷ lệ duy trì người dùng là một trong những thách thức lớn nhất đối với ứng dụng.

Đổi lại, các chiến dịch re-engagement hiệu quả lại được suy xét kỹ lưỡng, đóng vai trò quan trọng để tăng tỷ lệ duy trì cũng như doanh thu.

Một công cụ thiết yếu trong marketing automation stack có vai trò kích hoạt push notification. Công cụ dễ dàng sử dụng và ít hạn chế khả năng tiếp cận người dùng khiến cho việc thu hút lại người dùng trực tiếp và mạnh mẽ hơn.

Một lợi ích chính của push notification, đặc biệt liên quan đến paid remarketing, đó là chúng cực kỳ hiệu quả về chi phí, tạo ra phần thưởng cao (và LTV) chỉ bằng một phần chi phí của các phương pháp khác.

Điều này đặc biệt đúng khi kết hợp với công nghệ deep linking, cho phép người dùng mobile chuyển hướng đến một trang cụ thể trên web hoặc app với một hành trình liền mạch.

Deep linking cho phép đồng bộ hóa nội dung cụ thể trên nhiều ngữ cảnh người dùng, có nghĩa là một hành trình không gián đoạn từ push notification cho đến hành động chuyển đổi trong ứng dụng. Do khả năng thu hút sự chú ý mạnh mẽ của push notification, publishers có thể gửi thông báo ngắn gọn cho người dùng của họ với mục đích nhắm mục tiêu re-engagement với chi phí cực kỳ thấp.

Ngoài ra, các chức năng push notification ngày nay hoạt động như một nền tảng trực quan và có tính linh hoạt cao.

Giờ đây, push notification có thể bao gồm âm thông báo tùy chỉnh, tin nhắn cá nhân ngắn hoặc khả năng hoàn thành hành động mà không cần mở app, trong số nhiều tính năng khác.

Với sự phát triển kể từ khi phát hành trên iOS 3.0 vào năm 2009, push notification đã tạo ra một không gian cá nhân hóa cao trong bối cảnh mobile sôi động và cạnh tranh để app publishers kết nối với người dùng và tăng mức độ tương tác lâu dài, chất lượng cao.

Push notification hoạt động như thế nào?

Hành trình push notification bắt đầu khi người dùng tải app.

Ngay trước khi quá trình tải bắt đầu, người dùng sẽ nhận được lời nhắc cho phép hoặc chặn thông báo từ một ứng dụng nhất định, một tùy chọn có thể được thay đổi bất kỳ lúc nào trong app settings.

Mặc dù push notification là một công cụ mạnh mẽ để giao tiếp, hãy nhớ rằng chúng chỉ nên được gửi khi người dùng đã cài đặt ứng dụng và nếu họ đã bật thông báo:

  • Nếu người dùng đã chọn nhận thông báo, có thể gửi notification bất kỳ lúc nào mà không yêu cầu bất kỳ dữ liệu khách hàng.
  • Nếu người dùng chưa chọn cho phép gửi thông báo hoặc đã chọn không nhận, để yêu cầu họ cho phép (một lần nữa) có thể rất khó khăn.

Push notification phải được gửi cẩn thận và có mục tiêu, vì người dùng có thể nhanh chóng chặn gửi thông báo.

Do đó, mặc dù có quyền truy cập vào quyết định nhận thông báo của người dùng, publishers nên tạo ra một chiến lược push notification kỹ lưỡng. Trong đó cần tính đến các sở thích, hành vi và nhu cầu khác nhau của người dùng trước khi tiếp cận thông báo.

Push notification và attribution

Từ góc độ mobile attribution, push notification có khả năng cao tiếp cận quảng cáo về mặt đo lường.

Sử dụng công nghệ deep linking như đã đề cập ở trên, bạn sẽ dễ dàng đào sâu dữ liệu ở cấp độ chi tiết vì deep linking kết nối với deep linking gắn với động lực của người dùng trong hành trình re-engagement.

Marketers có thể xem cách người dùng tương tác với từng chiến dịch push notification, traffic tăng như thế nào từ mỗi thông báo, landing page mà thông báo chuyển hướng và kết quả là doanh thu đạt được bao nhiêu hoặc tạo ra hoạt động trong ứng dụng nào, giữa những chỉ số khác.

Là một trong những công cụ marketing automation chính, sau khi tính năng push notification xác định cấu hình và tùy chỉnh ở back end, thông báo sẽ được gửi đi và dữ liệu kết quả sẽ được thu thập một cách tự động, dựa trên các thông số của marketers.

Với đối tác đo lường mobile (MMP), tất cả dữ liệu này sẽ được tổng hợp và lưu trữ trong một trang dashboard tùy chỉnh, duy nhất giúp so sánh traffic và hiệu suất khi push notification cùng với các chiến lược re-engagement và owned media.