Daily Active User (DAU) – Người dùng hoạt động hàng ngày
Daily Active User (DAU – Người dùng hoạt động hàng ngày)
Số lượng người dùng duy nhất tương tác với app của bạn trong khoảng thời gian 24 giờ. DAU thường được doanh nghiệp sử dụng ở nơi người dùng dự kiến sẽ tương tác với app hàng ngày (ví dụ: Trò chơi).
Người dùng hoạt động hàng ngày (DAU) là gì?
Người dùng ứng dụng đang hoạt động được định nghĩa là người đã tải và truy cập app. Mặc dù định nghĩa về tương tác tích cực có thể khác nhau giữa các ngành hay thậm chí là các thương hiệu, ví dụ phổ biến nhất về tương tác của người dùng hoạt động là đăng nhập tài khoản.
Một app ngân hàng trực tuyến có thể xác định một tương tác là thực hiện chuyển khoản. Mặt khác, một ứng dụng Thương mại điện tử có thể định nghĩa tương tác là thêm một mặt hàng vào giỏ hàng, trong khi một công ty SaaS có thể dựa vào việc sử dụng phần mềm như một dấu hiệu cho hoạt động của người dùng.
Cho dù bằng cách nào đi chăng nữa, người dùng đang hoạt động được xác định thông qua một số nhận dạng cá nhân duy nhất như IDFA (để có sự đồng ý của người dùng iOS 14+), email, ID người dùng, cookies (cho người dùng web) hoặc kết hợp tất cả, trong trường hợp không thành công.
Nhiều doanh nghiệp xem DAU là thước đo thành công. Càng nhiều người dùng chọn tương tác với một ứng dụng hàng ngày – điều đó càng được coi là “stickier”.
Làm thế nào để tính toán DAU
Tính toán DAU có thể được xem là đơn giản, nhưng việc tính toán có thể trở nên phức tạp hơn tùy thuộc vào cách xác định hoạt động của bạn.
Để bắt đầu, hãy đến với các bước sau:
- Xác định tiêu chí đối với một người dùng đang hoạt động.
- Xác định tần suất tương tác bạn đang muốn đo lường (trong trường hợp của chúng tôi là DAU).
- Thu thập dữ liệu bằng cách sử dụng công cụ phân tích và tính tổng số người dùng duy nhất đáp ứng tiêu chí người dùng đang hoạt động của bạn cho ngày đã chọn.
Dưới đây là một ví dụ thực tế về cách triển khai các bước:
- Tiêu chí – người dùng app đã nhấp vào nút, vuốt hoặc cuộn.
- Tần suất tương tác – DAU.
- Vào ngày X, các tương tác sau đã được ghi nhận:
- Người dùng 1 đã nhấp vào một nút, sau đó đóng ứng dụng.
- Người dùng 2 đã đăng nhập vào ứng dụng nhưng sau đó không hoạt động.
- Người dùng 3 đã đăng nhập vào ứng dụng, cuộn, vuốt hoặc nhấp vào một nút.
- Người dùng 1 đã đăng nhập lại vào ứng dụng và nhấp vào một nút khác.
- Kết quả là: DAU của chúng tôi cộng lại lên đến 2. Tại sao lại xảy ra tình trạng này?
- Người dùng 1 là người dùng đang hoạt động (được tính một lần)
- Người dùng 2 không được coi là đang hoạt động
- Người dùng 3 cũng là một người dùng đang hoạt động
Hãy nhớ rằng việc đo lường DAU phụ thuộc rất nhiều vào mục tiêu tăng trưởng dài hạn và mô hình kinh doanh của công ty bạn.
Các mục tiêu kinh doanh khác nhau = các tiêu chí người dùng hoạt động khác nhau.
Tại sao bạn nên sử dụng DAU?
Số lượng DAU ngày càng tăng là một dấu hiệu tốt cho thấy bạn đang làm đúng.
Theo dõi số lượng DAU theo thời gian giúp bạn đánh giá mức độ hiệu quả của chiến dịch, mức độ phổ biến của app, tiềm năng tăng trưởng app, và trải nghiệm người dùng app mang lại.
DAU cũng liên quan đến các chỉ số quan trọng khác. Giá trị vòng đời khách hàng (LTV) không thể đếm được nếu không xác định tỷ lệ duy trì và tỷ lệ duy trì phải dựa vào DAU.
Nói cách khác, DAU cung cấp cho bạn thước đo cơ bản về sức khỏe chung của app, và duy trì xu hướng DAU cho phép bạn điều chỉnh nhu cầu của người dùng với các giá trị của bạn.
Hạn chế của DAU là gì?
DAU cũng có thể gây ra một số hiểu lầm dù được xem là một chỉ số độc lập. Một công ty có nhiều điều cần làm với giá trị số của DAU, làm xuất hiện nhiều dấu hiệu hơn về các biến động của DAU khi nhắc đến đo lường.
Thật bất ngờ khi nhìn thấy số DAU của bạn tăng đột biến và cho rằng mọi thứ đều tốt. Nhưng hãy nghi ngờ về quỹ đạo tăng trưởng của DAU, đặc biệt nếu các tiêu chí kinh doanh khác trông thiếu hấp dẫn.
Tuy nghe có vẻ không hợp lý nhưng người dùng hoạt động không phải luôn tương tác hoặc hài lòng. Ngoài ra, vì người dùng hoạt động được xác định khác nhau giữa các thương hiệu, bạn không thể và cũng không nên so sánh các số liệu thống kê.
Không có bất kỳ nghi ngờ gì rằng DAU là một thành phần bắt buộc trong kho dữ liệu của nhiều thương hiệu, nhưng cũng không phải là thành phần duy nhất. Nếu bạn chỉ tập trung vào DAU và bỏ qua các dấu hiệu liên quan khác, bạn có thể bỏ lỡ các xu hướng quan trọng.
Vì vậy, hãy nhớ theo dõi tiếp cận người dùng mới (User Acquisition – UA), mua hàng trong ứng dụng, đánh giá và phản hồi của khách hàng – điều này cho bạn hiểu một cách tổng thể về sức khỏe doanh nghiệp hay nói cách khác là biết một vấn đề đang tồn tại.
Tỷ lệ DAU/MAU
Đi kèm với người dùng hoạt động hàng tháng (Monthly Active Users – MAU), tỷ lệ DAU/MAU sẽ cho phép bạn đo lường khối lượng tương đối của người dùng hoạt động hàng tháng tương tác với app trong khoảng thời gian 24 giờ.
Sử dụng công thức này, bạn có thể dự báo mức độ thu hút người dùng và doanh thu tiềm năng theo thời gian. Nhưng quan trọng hơn là tỷ số này cho phép bạn đánh giá giá trị sản phẩm đối với người dùng bằng cách đo lường tần suất họ quay lại app của bạn.
Đây là cách DAU/MAU được tính toán:
Và đây là ví dụ thực tế:
Giả sử bạn có 2.000 DAU và 8.000 MAU trong tháng 8. Tỷ lệ Stickiness của bạn trong tháng đó sẽ là 25%. Mức độ stickiness trung bình 20% giữa các ngành được xem là tốt, trong khi 25% trở lên được xem là vượt trội.
Bạn có thể tăng DAU bằng cách nào?
Chiến lược tương tác với ứng dụng thành công phải bao gồm nhiều kênh như email, thông báo đẩy (push notification), thông báo trong ứng dụng và chiến dịch tương tác lại (re-engagement).
Làm cách nào để bạn khai thác tất cả các kênh này trong nỗ lực tăng tỷ lệ DAU? Dưới đây là một số mẹo và gợi ý bạn có thể tham khảo:
- Push notification
Mặc dù là một trong những cách hiệu quả nhất để thu hút người dùng ứng dụng, nhưng nếu lạm dụng, push notification cũng là một trong những cách nhanh nhất dẫn đến lượt gỡ cài đặt.
Vậy bạn nên push notification cho người dùng của mình bao lâu một lần?
Có rất nhiều nguồn cung cấp cho bạn các phương pháp hay nhất và điểm chuẩn, nhưng điều quan trọng nhất là bạn phải tự hỏi: Tôi có đang cung cấp giá trị thực tế cho khán giả của mình không?
Push notification không bao giờ nên nói về số lượng mà là về việc cải thiện trải nghiệm người dùng của bạn bằng cách giao tiếp phù hợp và cá nhân hóa.
Để giúp DAU của bạn tăng lên, hãy theo dõi số liệu thống kê thông báo đẩy của bạn, điều này sẽ giúp bạn xác định những gì hoạt động và đặc biệt là những gì không.
- Tin nhắn trong ứng dụng (In-app messages)
Trải nghiệm ứng dụng của bạn càng phù hợp với nhu cầu và sở thích của người dùng, thì họ càng có nhiều khả năng tiếp tục sử dụng ứng dụng của bạn.
Trên thực tế, nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các thương hiệu sử dụng in-app message cá nhân hóa đang có tỷ lệ duy trì người dùng từ 61% đến 74% trong vòng 28 ngày kể từ ngày nhận được tin nhắn. Mặt khác, các thương hiệu thực hiện hầu hết các chiến dịch chung chung có tỷ lệ duy trì người dùng ở mức 49% trong vòng 28 ngày.
Nói cách khác, in-app message không nhằm mục đích truyền đạt các lời kêu gọi hành động ngay lập tức, nhưng vẫn là những thông báo quan trọng cần nhận. Chúng có thể bao gồm các cảnh báo về sự cố ứng dụng, lỗi thanh toán hoặc nâng cấp phiên bản.
Để đảm bảo mức độ liên quan ở mức tối đa, cách tốt nhất là phân khúc đối tượng của bạn dựa trên khu vực, sở thích, mức độ sử dụng hoặc lịch sử, sử dụng các thông điệp được điều chỉnh bao gồm cập nhật theo thời gian thực và liên kết đến nội dung được cá nhân hóa.
- Email/SMS
Giữ chân người dùng là yếu tố để có thể phục vụ tốt người dùng và giữ app trong trí nhớ để họ sẽ quay lại sử dụng app nhiều lần.
Sau khi tải app, người dùng có thể mất một khoảng thời gian để khám phá hết tiềm năng của ứng dụng. Hãy nhớ rằng quy trình onboarding là liên tục, thỉnh thoảng gửi cho người dùng mới bắt đầu của bạn email – là một cách tốt để duy trì tỷ lệ DAU cao.
Ví dụ: email có thể được sử dụng để nhắm mục tiêu những người dùng đã từng hoạt động nhưng sau đó đã không hoạt động lại. Email là cách ít làm phiền nhất để nói “Chúng tôi nhớ bạn. Dưới đây là một số cập nhật thú vị mà bạn có thể thấy hữu ích”.
Trong trường hợp content apps, một người dùng đã từng hoạt động trong 7 ngày liên tục nhưng sau đó không mở ứng dụng trong 3 ngày – có thể chú ý đến email có liên kết đến một bài viết thịnh hành trong ứng dụng.
Phân khúc đối tượng phù hợp nghĩa là có sự khác biệt giữa người dùng không tương tác và người dùng tương tác.
- Deep linking
Vậy bạn đã tạo ra một email hoàn hảo với ưu đãi hấp dẫn để đổi một coupon đặc biệt. Email cá nhân hóa cực kỳ liên quan đến ngữ cảnh. Nhưng sau đó khi click vào – email sẽ hướng người dùng của bạn đến màn hình chính của ứng dụng.
Deep linking dựa trên phân bổ là trọng tâm của chiến lược chéo kênh (cross-channel). Bằng cách liên kết các kênh làm việc tách biệt của bạn thành một nền tảng trải nghiệm người dùng gắn kết, đảm bảo trải nghiệm người dùng nhất quán, không rắc rối và cho phép người dùng của bạn lướt qua hành trình người dùng của họ một cách dễ dàng.
Deep Linking không chỉ giúp bạn loại bỏ nhiều trở ngại có thể gặp trong hành trình của người dùng mà còn cho phép bạn xây dựng mối quan hệ lâu dài với người dùng và củng cố lợi thế cạnh tranh.
Deep Linking đã nhiều lần chứng tỏ là một chiến lược dễ thực hiện và rất đáng để thực hiện.
Tóm tắt những điều quan trọng
- Trong thế giới app, người dùng hoạt động thường được xem là người dùng đăng nhập vào tài khoản của họ. Tuy nhiên, các loại tương tác khác nhau tạo nên người dùng tích cực có thể khác nhau giữa các lĩnh vực kinh doanh và mục tiêu kinh doanh.
- Tính toán DAU có thể được xem là đơn giản nhưng có thể trở nên phức tạp hơn tùy thuộc vào cách xác định hành động. Xác định DAU của bạn theo thời gian sẽ giúp bạn đánh giá tính hiệu quả của các chiến dịch và trải nghiệm khách hàng mà ứng dụng của bạn mang lại.
- Để tăng tỷ lệ DAU, chiến lược tương tác với ứng dụng của bạn phải bao gồm các nỗ lực trên nhiều kênh. Đảm bảo tận dụng email, push notification, thông báo trong ứng dụng và các chiến dịch tương tác lại (re-engagement) để cung cấp cho người dùng giá trị cá nhân hóa hữu hình. Mức độ tương tác và tỷ lệ giữ chân sẽ sớm bắt kịp cao hơn.