Bots
Bots
Bots theo nghĩa chung nhất đề cập đến chương trình tự điều khiển được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ xác định trước thông qua Internet. Mặc dù các tác vụ do bots chạy thường có sự đơn giản nhưng theo thời gian các chương trình phần mềm đã được phát triển để giải quyết vấn đề phức tạp, cả về khía cạnh tốt lẫn xấu.
Bots trong gian lận mobile là gì?
Mobile fraud bots có thể hoạt động trên thiết bị di động, nhưng thường không hoạt động trên máy chủ, cố gắng mô phỏng các tác vụ cụ thể như click vào quảng cáo, cài đặt và tương tác trong app, giả danh là người dùng hợp pháp.
Một dạng bots khác có thể được xác định là phần mềm độc hại trên thiết bị của người dùng.
Các chương trình phần mềm độc hại cố gắng tạo hiển thị quảng cáo giả, nhấp chuột gian lận và tương tác trong ứng dụng, và thậm chí tạo ra mua hàng trong ứng dụng giả mà người dùng không biết.
Bots hoạt động như thế nào?
Các bot dựa trên máy chủ sẽ hoạt động thông qua trình giả lập (phần mềm mô phỏng thiết bị) bằng cách bắt chước hành vi của người dùng đang hoạt động, tương tác với quảng cáo, hoàn thiện các kênh cài đặt app và một số thậm chí còn tiếp cận đến sự kiện trong app.
Các chương trình này liên tục làm mới metadata, quan sát và tìm hiểu mẫu hành vi người dùng, áp dụng chúng trong hoạt động hướng đến mục tiêu của giải pháp chống gian lận.
IP blacklisting thường được áp dụng để chặn bots dựa trên máy chủ, tuy nhiên, fraudsters đã học được cách che giấu hoạt động của chúng tốt hơn sau các IP mới, không nằm trong blacklist, buộc phải liên tục cập nhật danh sách và các giải pháp nâng cao để phát hiện IP gian lận.
Bots dựa trên thiết bị có thể sử dụng một chiến thuật gọi là bắt chước SDK (hay còn gọi là SDK Spoofing), trong đó App A sẽ cố gắng mạo danh App B, gửi báo cáo lượt click, lượt cài đặt và sự kiện trong ứng dụng thay cho App B.
Apps có SDK nguồn mở hoặc app có chỉ số bảo mật thấp có nhiều khả năng gặp phải nhiều cuộc tấn công tương tự, vì SDK của chúng dễ tiếp cận, bắt chước hoặc thiết kế ngược.
Làm thế nào để ngăn chặn mobile fraud bot?
SDK nguồn đóng: Đảm bảo rằng nhà cung cấp phân bổ của bạn dựa vào công nghệ nguồn đóng cho SDK của họ. Không giống như SDK nguồn mở, mã nguồn đóng sẽ khó khăn hơn với fraudsters trong việc giải nén và mô phỏng, vì đoạn mã không được công khai để xem xét và đối chiếu. Hãy đảm bảo xem xét tất cả SDK được sử dụng trong ứng dụng của bạn, nếu một số SDK trong số đó áp dụng công nghệ nguồn mở (đặc biệt là SDK phân bổ) thì đây có thể là một vi phạm bảo mật.
Các biện pháp bảo mật SDK, chẳng hạn như hashing hay unique tokens giúp chặn hoạt động của bot trong thời gian thực. Sử dụng phiên bản SDK mới nhất của nhà cung cấp phân bổ của bạn sẽ đảm bảo rằng bạn có các bản cập nhật bảo mật mới nhất và tương đương với các chiến thuật bot đã biết.
Chữ ký bot: các giải pháp gian lận duy trì cơ sở dữ liệu chữ ký bot theo thời gian thực, tự động đưa vào danh sách đen (blacklist) và chặn mọi hoạt động từ các chữ ký đã biết.
Xác định các bất thường về hành vi, chẳng hạn như mật độ cài đặt cao tuân theo các mẫu hành vi giống nhau hoặc có lập trình, không phải của con người. Protect360 áp dụng giải pháp phát hiện hành vi bất thường độc quyền, tự động chặn các nguồn tạo ra traffic không đến từ con người.